image bannerimage banner
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hội nghị thượng đỉnh Nga - Châu Phi
anh tin bai

Toàn cảnh phiên họp toàn thể Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ở thành phố St. Petersburg, ngày 28/7/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 27 - 28/7/2023, Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai diễn ra tại thành phố St. Petersburg (Nga). Hội nghị diễn ra trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và đối đầu giữa Nga với phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ Nga - châu Phi.

Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ 2 là sự kiện cấp cao nhất và có quy mô lớn nhất trong quan hệ Nga, châu Phi từ trước đến nay. Hội nghị không chỉ tập trung vào việc mở rộng hợp tác chiến lược Nga - châu Phi mà còn tập trung vào các chủ đề như: ổn định toàn cầu và khu vực, phát triển bền vững, củng cố chủ quyền của các quốc gia châu Phi trên mọi phương diện. Phát biểu tại phiên họp toàn thể Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, Nga coi trọng mối quan hệ đối tác với châu Phi và mong muốn thúc đẩy thành mối quan hệ toàn diện. Nga luôn đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp ngũ cốc cho châu Phi, bao gồm cả viện trợ nhân đạo thông qua Liên hợp quốc. Tổng thống Nga V.Putin khẳng định, châu Phi đang trở thành một trung tâm quyền lực mới với vai trò chính trị và kinh tế tăng lên nhiều lần và “thực tế khách quan” này cần được tính tới. Tổng thống Nga V. Putin kêu gọi các quốc gia châu Phi cùng xây dựng một cấu trúc trật tự thế giới mới, công bằng hơn, cùng bảo vệ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như vai trò trung tâm của tổ chức thế giới này và nỗ lực phối hợp các cách tiếp cận với các vấn đề trong chương trình nghị sự quốc tế.

Ngày 28/7/2023, Tổng thống Nga V. Putin và lãnh đạo các nước châu Phi đã thông qua tuyên bố cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ II và kế hoạch hành động chung của hai bên đến năm 2026. Tuyên bố của hội nghị hoan nghênh quyết tâm của Nga trong việc tiếp tục giúp đỡ các nước châu Phi đảm bảo an ninh lương thực, phân bón và các nguồn năng lượng cũng như thực hiện các dự án thúc đẩy phát triển quốc tế. Trong khuôn khổ hợp tác, các bên thống nhất nhiều điểm nghĩa vụ, trong đó có cơ chế “đối tác đối thoại” về chính trị, kinh tế và khoa học.

Đáng chú ý, để bảo đảm cho hoạt động kinh tế, thương mại, hạn chế tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, hai bên thống nhất sử dụng đồng tiền quốc gia; thiết lập các hành lang logistics và các trung tâm trung chuyển nông sản, hàng hóa. Đây là cơ sở, nền tảng cho quan hệ kinh tế hai chiều lâu dài giữa Nga và châu Phi. Hai bên thống nhất quan điểm về nhiều vấn đề lớn về an ninh của thế giới và khu vực như ngăn chặn chạy đua vũ trang trên vũ trụ, hợp tác bảo đảm an ninh thông tin quốc tế và tăng cường hợp tác chống khủng bố. Các nhà lãnh đạo châu Phi hoan nghênh sự hỗ trợ, ủng hộ, hợp tác toàn diện của Nga. Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Azali Assoumani tuyên bố sẵn sàng làm trung gian hòa giải, thuyết phục Ukraine giải quyết xung đột với Nga. Trong khi đó, Nga ủng hộ châu Phi trở thành một trung tâm quyền lực mới, mở rộng vai trò trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ chế quốc tế quan trọng.

Giới quan sát và chuyên gia quốc tế nhận định, việc tăng cường quan hệ giữa Nga và các nước châu Phi đang trở nên quan trọng trong bối cảnh nước Nga đang bị Mỹ và phương Tây tiến hành hàng chục nghìn lệnh trừng phạt. Với 54 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, Nga đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ để không chỉ nâng tầm ảnh hưởng tại châu lục này mà còn góp phần có thêm tiếng nói ủng hộ lớn hơn trên các diễn đàn quốc tế. Nga là một trong số nhiều nhân tố đang tích cực tăng cường các nỗ lực để tranh giành ảnh hưởng chính trị và kinh tế tại châu Phi, bên cạnh, Mỹ, Trung Quốc, các nước châu Âu, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương

 

image banner

Bản quyền thuộc Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định
Địa chỉ : số 55 Vị Hoàng, Tp. Nam Định
Điện thoại: 0228.3837481

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Ban tuyên giáo Tỉnh Nam Định
Tên miền: http://tuyengiaonamdinh.vn
Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông số 25/GP-STTTT