20/10/2023
Về cuộc xung đột Israel - Hamas
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa lắng dịu, ngày 07/10/2023, Hamas, nhóm Hồi giáo thánh chiến người Palestine đã phát động cuộc tấn công lớn nhất từ trước đến nay vào Israel.
Phong
trào Hồi giáo Hamas - lực lượng nắm quyền kiểm soát Dải Gaza, ngày 07/10/2023
đã tiến hành cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào các thị trấn của Israel nằm kề bên
Dải Gaza. Ngay sau cuộc tấn công, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel, Itamar
Ben-Gvir, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trên cả nước, đồng thời ra
lệnh huy động tất cả các nhân viên cảnh sát tình nguyện và yêu cầu trang bị đầy
đủ vũ khí cho tất cả lực lượng an ninh. Israel cũng đã tiến hành các vụ không
kích đáp trả vào các vùng lãnh thổ Palestine. Đến nay, xung đột đã khiến hơn
nhiều người dân Palestine và Israel thiệt mạng. Đây được xem là đợt leo thang
căng thẳng gây thương vong nặng nề nhất trong cuộc xung đột hàng thập niên qua
giữa người Palestine và Israel.
Tổng
thống Palestine Mahmoud Abbas đã có cuộc họp khẩn với một số quan chức cấp cao
trong chính quyền Palestine sau khi có thông tin về vụ tấn công. Tổng thống
Abbas khẳng định người dân Palestine có quyền tự vệ trước các hành vi chiếm
đóng. Chính quyền Palestine đã kêu gọi Liên đoàn Arab tổ chức một cuộc họp khẩn
ở cấp bộ trưởng ngoại giao.
Trước
diễn biến căng thẳng leo thang tại Dải Gaza, các quốc gia trên thế giới đã lên
án làn sóng tấn công trên bộ, trên không và trên biển nhằm vào Israel, kêu gọi
chấm dứt sự thù địch và đảm bảo một hành lang đi lại an toàn người dân. Tổng
thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ mang lại sự hỗ trợ “vững chắc” và các viện trợ
phòng thủ cho Israel và mô tả hành vi của nhóm Hamas ở Palestine là “các cuộc
tấn công khủng bố”, “một thảm kịch khủng khiếp”. Nhiều lãnh đạo thế giới cũng
nhấn mạnh Israel có quyền tự vệ và họ bày tỏ sự đoàn kết với Israel. Trong một
tuyên bố ngày 09/10/2023, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres nêu rõ tình trạng
bạo lực hiện nay có nguyên nhân gốc rẽ là cuộc xung đột lâu dài từ hàng chục
năm trước và “chưa có hồi kết chính trị”. Ông nhấn mạnh, đã đến lúc chấm dứt
vòng luẩn quẩn này và chỉ có một nền hòa bình đạt được thông qua đàm phán đáp
ứng được nguyện vọng chính đáng của người Palestine và Israel, cùng với vấn đề
an ninh của họ - như tầm nhìn lâu dài về giải pháp hai nhà nước, phù hợp với
các nghị quyết của Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các thỏa thuận trước đây
- mới có thể mang lại sự ổn định lâu dài cho người dân vùng đất này và khu vực
Trung Đông rộng lớn hơn. Tổng Thư ký Guterres bày tỏ phản đối các cuộc tấn
công của Hamas và lo ngại về các hành động đáp trả của Israel và hết sức quan
ngại về cuộc “bao vây hoàn toàn” khu vực này của Israel, có thể ảnh hưởng tới
cuộc sống của hơn 2,3 triệu dân tại đây. Nga kêu gọi cả Palestine và
Israel “lập tức thực thi một lệnh ngừng bắn”, đồng thời cho biết đang liên lạc
với các phía Israel, Palestine và các nhà nước Arab để thảo luận về tình hình
bạo lực.
Trước
tình hình xung đột leo thang giữa lực lượng Hamas và Israel, Người Phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam quan tâm theo dõi và quan
ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực leo thang giữa lực lượng Hamas và Israel,
gây nhiều thương vong cho thường dân. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm
chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, sớm nối lại đàm phán giải
quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc
tế và các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đảm bảo an
toàn và các lợi ích chính đáng của thường dân”./.
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương