image bannerimage banner
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nam Định tổ chức Hội nghị báo cáo viên tỉnh tháng 3/2024

Thực hiện Quy chế báo cáo viên của Tỉnh ủy, sáng 21/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên định kỳ tháng 3/2024 để thông tin về tình hình thời sự thời gian qua và định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Phạm Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị. Dự và trực tiếp truyền đạt tại Hội nghị có đồng chí Đỗ Ngọc Hoà, Phó Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư; đồng chí Trần Văn Dương, Phó Giám đốc Sở nội vụ. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, cán bộ, chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và các đồng chí Báo cáo viên của tỉnh.

anh tin bai

Các đại biểu dự hội nghị

anh tin bai

Đồng chí Trần Văn Dương, Phó Giám đốc Sở nội vụ thông tin Chuyên đề tại Hội nghị

Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Ngọc Hoà thông tin Chuyên đề: “Báo cáo quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nam Định có diện tích: 1.668,83km2  (52/63),  dân số  năm 2020 là  1.780.333 người, mật độ 1.067  người/km², bằng 99% so với ĐBSH và gấp 3,6 lần so với cả nước; Thành thị 20,27%, Nông thôn 79,73%; độ tăng dân là 0,95%%/năm; Quy mô GRDP 77.000 tỷ VNĐ; GRDP bình quân đầu người đạt 43,23 triệu đ/ng (2020), Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 7,2 % năm. Có 10 đơn vị hành chính (9 huyện và 1 thành phố), trong đó thành phố Nam Định là đô thị loại I, được xác định là đô thị trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Về tiềm năng tự nhiên: Nam Định là tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, có nhiều lợi thế trong việc phát triển các loại nông sản, thuộc miền võng Hà Nội, là phần đất liền của bể dầu khí sông Hồng, có tiềm năng trong việc khai thác khí thiên nhiên cùng các loại tài nguyên tự nhiên như nước khoáng, vật liệu xây dựng. Hệ thống sông ngòi dày đặc với các tuyến sông lớn chạy qua, nên Nam Định rất thuận lợi trong việc khai thác các tuyến đường sông và cảng thủy nội địa cũng như phát triển hệ thống công trình thủy lợi. Về tiềm năng xã hội:  > 1,9 triệu dân; Lao động (57,6%); có bề dày văn hóa lịch sử (Nhà Trần: 1.360 di tích và hàng trăm di sản phi vật thể). Về tiềm năng vật chất & KHCN: Kinh tế đa ngành, tăng trưởng khá >7% (2011-2020), Ngành Công nghiệp (Dệt may, đóng tàu, chế biến, SXVLXD & tiêu dùng); Nông nghiệp  đa dạng; có nhiều sản phẩm đặc thù, Hạ tầng kinh tế khá, điều kiện KHKT được triển khai áp dụng khá  phong phú. Nam Định có điểm mạnh: Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, có nhiều lợi thế trong việc phát triển các loại nông sản; Có lợi thế 72km đường bờ biển, thuận lợi trong việc khai thác kinh tế biển với các ngành, lĩnh vực như phát triển du lịch, khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển ngành công nghiệp, đóng tàu; Tài nguyên thiên nhiên (rừng ngập mặn, đất, biển và hệ thống tài nguyên du lịch, lịch sử và nhân văn; Dân số đông  (>1,9 triệu), tỷ lệ tăng dân số bình quân (0,95%) có bề dày phong phú về truyền thống văn hóa và lịch sử dựng nước & giữ nước. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên khá cao chiếm đến 57,58%; Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 7,2%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 43,2 tr/ng (2020);  Phát triển đa ngành với CN-NN- Dịch vụ với nhiều loại sản phẩm nổi tiếng, có lợi thế; Tổng đầu tư xã hội khá (39,28 nghìn tỷ/2020); giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD)/năm (2020), đặc biệt là hàng dệt may, da giày. Với quan điểm chung: Phát triển Tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia liên quan đến địa bàn tỉnh. Tỉnh đưa ra mục tiêu: Phát triển kinh tế Nam Định theo hướng Kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế biển với mô hình tăng trưởng theo phương án phát triển được lựa chọn. Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp, Dịch vụ, Nông nghiệp, Đô thị và Nông thôn. Trọng tâm: Công nghiệp, Du lịch, Đô thị và Nông thôn. Mối quan tâm hàng đầu: Sắp sếp lại hệ thống đô thị, tập trung phát triển đô thị  lớn tạo sức hút lớn, làm đầu kéo phát triển kinh tế xã hội, ANQP và môi trường. Phát triển Công nghiệp với định hướng: CN chế biến, CN năng lượng; SXVL XD; Tiêu dùng& Xuất khẩu. Đảm bảo các chỉ tiêu xã hội, phấn đấu ở mức khá so với cả nước (HDI> 0,75). Xây dựng môi trường xanh, sạch đảm bảo tiêu chuẩn của Việt Nam. Đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng. Tầm nhìn đến 2050: là trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng và là điểm kết nối giao thương hoàng hóa dịch vụ và văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Hồng với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Xây dựng hoàn chỉnh nền kinh tế số, kinh tế xanh, tuần hoàn; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực tăng trưởng; có môi trường đầu tư năng động, thông thoáng, minh bạch, thân thiện. Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc. Bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. An ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Cũng tại hội nghị, đồng chí Trần Văn Dương, Phó Giám đốc Sở nội vụ thông tin Chuyên đề: “Kết quả bước đầu công tác sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025”. Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên: 1.668,82 km2; Quy mô dân số: 2.256.396 người. Có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: 09 huyện và 01 thành phố), có 226 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn).  Trên cơ sở các quy định của trung ương, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đến năm 2030 được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 2023 – 2025; giai đoạn 2026 - 2030 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 và giai đoạn 2023 - 2025. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định, trừ trường hợp nhập từ 03 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên. Việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri; Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các công tác để tổ chức lấy ý kiến cử tri như: đối tượng, nội dung, tài liệu, hình thức, trình tự, thời gian, mẫu phiếu lấy ý kiến; công tác lập, niêm yết danh sách cử tri; tuyên truyền về việc lấy ý kiến cử tri; tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri. UBND huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tổ chức lấy ý kiến theo quy định. Mỗi địa phương căn cứ tình hình thực tế dân cư trên địa bàn có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri phù hợp. Kết quả lấy ý kiến cử tri: Về mở rộng địa giới hành chính thành phố: Tỷ lệ cử tri đồng ý: Thành phố Nam Định đạt 99,73%; huyện Mỹ Lộc đạt 95,89%. Về sắp xếp ĐVHC cấp xã: Đa số tại các đơn vị thực hiện sắp xếp, cử tri đồng thuận với tỷ lệ rất cao, đạt từ 90% trở lên. Có 05 đơn vị tỷ lệ cử tri nhất trí 100%: Xã Hải Phương, xã Hải Hưng và thị trấn Cồn huyện Hải Hậu; xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng và xã Yên Thành, huyện Ý Yên. Có 02 đơn vị tỷ lệ cử tri nhất trí dưới 90%: Xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường (85,35%) và xã Minh Thuận, huyện Vụ Bản (86,04%). Đại biểu HĐND các cấp đều thông qua chủ trương sắp xếp ĐVHC các cấp với tỷ lệ tán thành với tỷ lệ 100%.

anh tin bai

Đồng chí Pham Thị Thu Hằng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận tại Hội nghị và định hướng tuyên truyền trong thời gian tới, đồng chí Pham Thị Thu Hằng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đề nghị ban tuyên giáo các huyện, thành, đảng uỷ trực thuộc căn cứ tài liệu, thông tin các báo cáo viên đã cung cấp tại Hội nghị, ban tuyên giáo các huyện, thành, đảng uỷ trực thuộc, các đồng chí BCV của tỉnh tập trung tuyên truyền 2 chuyên đề nhằm tạo đồng thuận trong xã hội. Đồng thời, tập trung tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Xây dựng kế hoạch và tổ chức học tập chuyên đề Hồ Chí Minh năm 2024; giới thiệu gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đề nghị nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương và UBND tỉnh; đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW; tham mưu kiểm tra, giám sát của cấp uỷ về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt nhiệm vụ Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuyên truyền, hưởng ứng giải Búa liềm vàng của tỉnh, toàn quốc. Tập trung tuyên truyền về tình hình chính trị, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, dự án trọng điểm….

image banner

Bản quyền thuộc Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định
Địa chỉ : số 55 Vị Hoàng, Tp. Nam Định
Điện thoại: 0228.3837481

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Ban tuyên giáo Tỉnh Nam Định
Tên miền: http://tuyengiaonamdinh.vn
Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông số 25/GP-STTTT