image bannerimage banner
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới

Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 23-CT/TW); ngày 24/7/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 115-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW. Ban Biên tập Bản tin TTNB trân trọng giới thiệu nội dung chủ yếu của các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm TTATGT 

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao thông. Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy pháp luật về giao thông trong trường học, các cấp học; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể giáo dục cho thanh, thiếu nhi. Phát huy thế mạnh của cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền có chiều sâu, theo chuyên đề trong lĩnh vực giao thông. 

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chủ động phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông; các cơ quan, doanh nghiệp, trường học tiếp tục xây dựng và duy trì các mô hình tự quản về an ninh trật tự, TTATGT; nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, kịp thời khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. 

2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT 

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở phải quán triệt, cụ thể hóa chủ trương của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn giao thông vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các cơ quan báo chí, truyền thông và nhân dân trong lĩnh vực giao thông. 

- Siết chặt trật tự, kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông, lực lượng thực thi pháp luật về giao thông, chính quyền địa phương và các lực lượng khác có liên quan đến đầu tư, xây dựng, quản lý hành lang an toàn giao thông.

- Chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn.

3. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông 

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành Công an, Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh tập trung rà soát, tham mưu đề xuất hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về giao thông. 

- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các sở, ngành với chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý.

4. Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông 

- Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn chỉnh quy hoạch kết nối đồng bộ hệ thống giao thông trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; lồng ghép nội dung về bảo đảm TTATGT trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch của các địa phương và các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực liên quan đến giao thông bảo đảm tính khả thi, an toàn, phù hợp với thực tiễn và thực hiện nghiêm quy hoạch được phê duyệt.

- Có cơ chế thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, các tuyến giao thông huyết mạch, các tuyến tránh đô thị, hình thành đường vành đai thành phố Nam Định và các đường xuyên tâm, đường liên huyện, liên xã... 

- Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông. Cải cách thủ tục hành chính và đổi mới mạnh mẽ phương thức tuần tra, kiểm soát, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông. 

- Nghiên cứu kinh nghiệm ở những địa phương khác, nhất là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Tăng cường hợp tác sâu rộng về phát triển, quản lý, bảo đảm TTATGT. 

5. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm TTATGT 

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện phải hiểu biết đầy đủ pháp luật, có đủ kỹ năng tham gia giao thông.

- Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi sang các phương tiện giao thông xanh gắn với lộ trình hạn chế dần phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các trung tâm hành chính.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm TTATGT các cấp theo hướng thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, kiên quyết xử lý vi phạm nhất là các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông.

6. Khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực đô thị, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trọng điểm 

- Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông, giai đoạn 2022 - 2025; thực hiện nghiêm quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông...

- Xây dựng phương án tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông khoa học, hợp lý, đồng bộ, gắn với việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hành lang an toàn giao thông; khai thác hiệu quả các thiết bị quản lý giao thông góp phần giảm ùn tắc giao thông./. 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image banner

Bản quyền thuộc Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định
Địa chỉ : số 55 Vị Hoàng, Tp. Nam Định
Điện thoại: 0228.3837481

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Ban tuyên giáo Tỉnh Nam Định
Tên miền: http://tuyengiaonamdinh.vn
Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông số 25/GP-STTTT