image bannerimage banner
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tỉnh Nam Định chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhằm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện vững chắc theo lời dạy của Bác

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng, Người nhấn mạnh “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Do vậy, phải coi “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, “lấy nông nghiệp làm chính” và “phải bắt đầu từ nông nghiệp”.

Xuất phát từ thực tiễn nước ta là nước nông nghiệp, có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, Bác nhiều lần yêu cầu thực hiện các biện pháp nhằm “phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc”; nghĩa là phải đảm bảo sự phát triển hài hòa trên tất cả các lĩnh vực trong ngành gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

Có thể thấy, đến nay tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp toàn diện vẫn còn nguyên giá trị và trở thành kim chỉ nam cho hành động, đã và đang được Đảng ta quán triệt, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng, phát triển nền nông nghiệp ở Việt Nam.

Tỉnh Nam Định vinh dự được 5 lần đón Bác về thăm, trong đó có nhiều lần Bác trực tiếp đến thăm những địa phương điển hình về sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Người đã có những căn dặn, những lời huấn thị về sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.

Thực hiện lời dạy của Bác, nền kinh tế nông nghiệp tỉnh ta đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh ta phát triển tương đối toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Bình quân 25 năm (1997-2021), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 tăng 3,39%/năm. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực, chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

Về chuyển dịch cơ cấu sản xuất: Năm 2021, tỷ trọng nông nghiệp (theo giá hiện hành) chiếm 72,14%, giảm 19,89% so với năm 1997 (cơ cấu nội ngành nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi) chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt ); tỷ trọng lâm nghiệp là 0,13% và thủy sản chiếm 27,73% (tăng 20,78% so với năm 1997). Trong đó:

Về sản xuất nông nghiệp:

Lĩnh vực Trồng trọt: Đã chuyển trọng tâm sản xuất từ coi trọng số lượng, sản lượng sang chất lượng. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 22,37 triệu đồng ha năm 1997 lên 126,35 triệu đồng/ha năm 2021 (gấp 5,6 lần năm 1997). Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, gieo cấy các loại giống lúa chất lượng cao thay thế giống lúa truyền thống nên năng suất lúa tăng từ 54,77 tạ/ha/vụ năm 1997 lên 60,67 tạ/ha/vụ năm 2021 (tăng 5,9 tạ/ha); tỷ lệ lúa chất lượng cao đạt 85% diện tích năm 2021. Sản xuất rau màu theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng theo chuỗi được coi trọng. Nhiều mô hình tổ chức sản xuất mới xuất hiện, trong đó hình thành các hình thức liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị theo mô hình cánh đồng lớn mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Lĩnh vực chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, giảm mạnh chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong nông hộ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình doanh nghiệp, trang trại với hình thức công nghiệp, bán công nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá hiện hành) trong nội ngành nông nghiệp tăng từ 23,8% năm 1997 lên 51,8% năm 2021. Thực hiện cơ cấu lại đàn vật nuôi theo hướng chất lượng, áp dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới.

Lâm nghiệp: Do đặc thù là tỉnh đồng bằng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp ít (chỉ chiếm 1,84% diện tích đất tự nhiên) nên sản xuất lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng, giá trị của rừng đáp ứng yêu cầu giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh tái, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội.

Thủy sản: Sản xuất thủy sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng và khai thác. Cơ cấu sản xuất phát triển theo hướng tăng tỷ trọng nuôi thâm canh, bán thâm canh, giảm tỷ trọng nuôi quảng canh; tăng diện tích nuôi tôm, cá có hiệu quả kinh tế cao. Tỷ trọng ngành thủy sản (theo giá hiện hành) tăng từ 6,95% năm 1997 lên 27,73% năm 2021.

Về kinh tế tập thể, Hợp tác xã: Trong những năm qua, phong trào xây dựng và phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Nam Định đã có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ khi tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, có nhiều Hợp tác xã kiểu mới được thành lập, liên kết hoạt động hiệu quả, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, ổn định tình hình an ninh, chính trị xã hội.

Về  xây dựng nông thôn mới: kế thừa thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn qua nhiều thời kỳ, những năm qua đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh với quyết tâm cao, đoàn kết đồng thuận, sáng tạo, huy động tổng hợp sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. đến tháng 7/2019, tỉnh nam định đã hoàn thành mục tiêu đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ xix trước 1,5 năm, với 100% số xã, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn ntm; đến tháng 10/2019, tỉnh nam định là 1 trong 2 tỉnh đầu tiên trong cả nước được thủ tướng chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng ntm, được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương độc lập hạng ba. xác định xây dựng ntm là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và không có điểm dừngtỉnh đã chuyển trọng tâm sang xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (ocop). kết quả, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 182/204 xã, thị trấn (chiếm 89%) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xã giao phong, huyện giao thủy được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 329 sản phẩm ocop được công nhận đạt hạng từ 3 sao trở lên; hạ tầng nông thôn được đầu tư, phát triển đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Để tiếp tục thực hiện tốt lời dạy của Bác về xây dựng nền nông nghiệp toàn diện vững chắc, trong thời gian tới, tỉnh Nam Định tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chính sau: Nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dẫn về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị và người dân về các vấn đề có liên quan tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất; Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động trẻ nông thôn. Phát triển thị trường, tăng cường công tác xúc tiến thương mại nông sản, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế về nông nghiệp và nông thôn; mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Với quan điểm “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái”, tỉnh Nam Định xác định việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia của mọi người dân. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là “kim chỉ nam”, là động lực để Đảng bộ, quân và dân Nam Định phát huy tinh thần đoàn kết, với quyết tâm mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội nói chung và hướng tới xây dựng thành công nền nông nghiệp toàn diện vững chắc nói riêng./.

                                                                  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin khác
1 2 3 4 
image banner

Bản quyền thuộc Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định
Địa chỉ : số 55 Vị Hoàng, Tp. Nam Định
Điện thoại: 0228.3837481

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Ban tuyên giáo Tỉnh Nam Định
Tên miền: http://tuyengiaonamdinh.vn
Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông số 25/GP-STTTT