image bannerimage banner
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2022

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW  ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII  “về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Thông báo số 28-TB/TU ngày 13/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2021-2022;  ngày 19/8/2021 UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 97/KH-UBND về thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2022.

Theo đó, việc sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố phải đảm bảo ổn định tình hình tại địa phương; sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh xuống cơ sở; đảm bảo công khai, dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị cơ sở và nhân dân. Xây dựng và thực hiện đề án, hồ sơ, sắp xếp, sáp nhập các thôn (xóm), tổ dân phố phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm văn hóa, truyền thống, sinh hoạt cộng đồng dân cư và điều kiện địa lý, hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Các cấp, các ngành  xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố.

 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.674 thôn ( xóm), tổ dân phố trong đó có 2.905 thôn (xóm) và 769 tổ dân phố. Có 614.646 hộ gia đình. Tổng số người làm việc tại thôn (xóm), tổ dân phố là 26.308 người và kinh phí chi trả cho người làm việc tại thôn (xóm), tổ dân phố là khoảng 21 tỷ đồng/tháng.

 Đối chiếu quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ thì toàn tỉnh Nam Định có 1.859 thôn (xóm), tổ dân phố phải thực hiện sáp nhập. Trong đó, 1.293 thôn (xóm) có quy mô số hộ gia đình dưới 50% theo quy định (dưới 150 hộ gia đình); 566 tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% theo quy định (dưới 175 hộ gia đình). Theo báo cáo và phương án sơ bộ của các huyện, thành phố, dự kiến có 283 thôn (xóm) thuộc diện khuyến khích sáp nhập. Đây là những thôn, xóm có quy mô số hộ gia đình từ 50% theo quy định trở lên (từ 150 hộ gia đình đến dưới 300 hộ gia đình) do có chung truyền thống văn hóa (cùng làng hoặc đội sản xuất trước đây), có sự tương đồng về các giá trị tín ngưỡng, tôn giáo…

Thực hiện chủ trương, kế hoạch của tỉnh, UBND các cấp đang tập trung chỉ đạo tiến hành rà soát thực trạng và phân nhóm thôn (xóm), tổ dân phố để xác định việc sắp xếp, sáp nhập theo tiêu chí quy định. Cụ thể, UBND cấp xã rà soát, thống kê số hộ gia đình thực tế hiện có của mỗi thôn (xóm) được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh; công khai và lập danh sách hộ gia đình để phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện Đề án sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố, báo cáo UBND cấp huyện để kiểm tra, tổng hợp. Thực hiện đánh giá đặc điểm, đặc thù về phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, địa lý... có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố. Sau khi tiến hành rà soát, UBND cấp huyện báo cáo Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy cho ý kiến về Phương án tổng thể sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố theo từng đơn vị hành chính cấp xã. Nội dung phương án tổng thể  cần nêu rõ số lượng, danh sách các đơn vị thuộc diện phải thực hiện sắp xếp, đơn vị thuộc diện khuyến khích sắp xếp, sáp nhập và dự kiến việc sáp nhập; danh sách các đơn vị có yếu tố đặc thù không đưa vào diện sắp xếp, sáp nhập và giải trình, thuyết minh kèm theo; kế hoạch, lộ trình, kinh phí thực hiện; hướng kiện toàn các tổ chức đảng, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận, các tổ chức thành viên và bố trí người hoạt động không chuyên trách sau khi sáp nhập.

Căn cứ Phương án tổng thể đã được Ban thường vụ huyện ủy, thành ủy thống nhất, UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng Đề án sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố của địa phương mình báo cáo Đảng ủy cấp xã xem xét cho ý kiến về Đề án; Tổ chức xin ý kiến của cấp ủy các Chi bộ, Ban công tác mặt trận và Trưởng thôn (xóm), Tổ trưởng tổ dân phố về dự thảo Đề án, UBND cấp xã tổng hợp ý kiến, báo cáo Đảng ủy cùng cấp để hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố của địa phương.

Việc lấy ý kiến cử tri, Trưởng thôn (xóm), Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn (xóm), tổ dân phố để xin ý kiến của cử tri bằng một trong ba hình thức: Tổ chức hội nghị thôn (xóm), tổ dân phố để lấy ý kiến, phát phiếu lấy ý kiến hoặc kết hợp hình thức tổ chức họp hội nghị cử tri của thôn (xóm), tổ dân phố để lấy ý kiến và phát phiếu lấy ý kiến cử tri. Hội nghị lấy ý kiến về Đề án sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố phải được quán triệt và tổ chức theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

 Về thời gian  thực hiện  việc sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố: Phương án tổng thể của các huyện, thành phố hoàn thành  chậm nhất là ngày 30/9/2021. Thời gian trình HĐND các xã, phường, thị trấn thông qua Đề án chậm nhất là ngày 20/10/2021. Các huyện, thành phố hoàn thành việc thực hiện Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp, sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/10/2021. UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định và thực hiện từ ngày 01/01/2022./.

Phòng Thông tin công tác tuyên giáo

Tin khác
1 2 
image banner

Bản quyền thuộc Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định
Địa chỉ : số 55 Vị Hoàng, Tp. Nam Định
Điện thoại: 0228.3837481

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Ban tuyên giáo Tỉnh Nam Định
Tên miền: http://tuyengiaonamdinh.vn
Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông số 25/GP-STTTT